Dạo Quanh Tổ Đình | Đôi Nét Về Chùa

Tổ Đình Phước Huệ

Tổ Đình Phước Huệ được xây cất trên một mảnh đất rộng 8138 mét vuông. Tọa lạc tại số 365 Victoria Street, Wetheril Park, đó là nơi từng có sự hiện hữu của một ngôi trường học 100 tuổi (1896). Ngày 4 tháng 10, 1987, Hòa Thuợng Thích Phước Huệ và Thủ hiến đương thời của tiểu bang New South Wales đã chủ tọa buổi lễ đặt viên đá đầu tiên.

 

Đi vào chùa từ bãi đậu xe phía trước, chúng ta lần lược qua:
Cổng Tam Quan được xây cất với ba mái cong, trên nóc chạm trổ Long Lân, tiêu biểu cho Đại hùng Đại lực. Vòng Pháp Luân biểu trưng cho sự truyền bá Chánh pháp, và hàng rào đúc bằng bê tông cốt sắt, lấy thân tre làm biểu tượng như hình ảnh của một làng quê Việt nam. Trên các trụ đều có gắn hoa sen, tượng trưng cho sự thanh khiết trong chốn đầy nhiễm ô. Hoa sen mang đầy ý nghĩa trong truyền thống Phật giáo, bởi vì hoa sen là biểu tượng của nhiều giáo pháp trọng yếu.

 

 

 

Phía bên trái là tượng Đức Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, cao 5 mét, dưới là ao sen. Tượng mang những nét điêu khắc theo phong cách và vóc dáng Việt nam. Những hoa sen đúc bằng bê tông được thiết kế theo kinh điển của Tịnh độ, mỗi cành có hai hoa sen nở. Phía sau là ngọn giả sơn cao 5 mét, bên trong là một động đưọc xây để dùng làm nơi thiền định. Có một chiếc cầu nhỏ, bắt ngang qua ao sen, như là lối dẫn vào động, được đặt tên là Cầu Giải Khổ.

 

 

 

 

Phía bên phải là điện Tam Thánh thờ 3 vị thánh Tây phương: Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm và Bồ Tát Thế Chí. Phật A Di Đà còn được tôn xưng là Phât “Vô Lượng Thọ”, “Vô Lương Quang” và “Vô Lượng Đức”. Bồ Tát Quan Thế Âm thường hóa thân dưới dạng người nữ để thể hiện tình thương vô biên đối với chúng sanh, như tình thương của mẹ đối với con mình. Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí tăng vẻ trang nghiêm bằng mũ-miện với bình tịnh thủy. Phật tử vùng Đông Á cũng thờ ngài với hình tướng nữ. Đức Phật A Di Đà thường được thờ với hình tượng đứng và hai bên là hai đại đệ tử. Ba Tượng này được điêu khắc tại Việt nam.

 

 

Đại Hồng Chung cao 1.95 mét, nặng 1350 Kg. Chuông này gồm có 12 phần, tính từ trên đỉnh xuống dưới. Con số 12 tượng trưng cho 12 cách trình bày giáo pháp của Đức Phật, ví dụ như Kinh, Kệ, ….sự tiên đoán về quả vị Phật trong tương lai. Chuông đúc với tỷ lệ quý kim (vàng) cao thì tiếng chuông sẽ ngân vang xa tận. Đại Hồng Chung này được đúc ở một xưởng chuyên nghiệp tại Thái Lan. Tiếng ngân vang xa đó có được là do vật liệu tinh chất và kỹ thuật chế biến cao.

 

 

 

Trong Đại Hùng Bảo Điện, thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng mạ vàng, cao 2.7 mét. Tượng được đúc ở Thái Lan dưới sự giám sát cuả Hoà Thượng Thích Phước Huệ. Nhiều Phật tử đã hiến cúng vàng khi đúc tượng. Tượng Phật đặt ngồi trên tòa sen cao 1.9 mét, với bàn tay chỉ dấu “Chuyển Pháp Luân”. Tòa sen này được đúc tựa như một tòa sen làm vào thế kỷ thư 16 tại Việt nam có bốn tầng cánh sen. Đại Hùng Bảo Điện có khả năng chứa 500 người.

 

 

Phía sau là Tổ đường và Báo Ân đường. Ở chính giữa thờ một tượng lớn, đó chính là Ngài Trí Giả, đệ nhất Tổ của Thiên Thai Giáo Quán Tông. Trên bàn thờ cũng có hình của Bồ Đề Đạt Ma và các Tổ khác của Việt Nam. Hình của các vị quá vãng nam và nữ được treo trên hai tường đối diện. Người quá vãng được thân quyến xin thờ ở đây ( tro cốt thờ ở tầng một của Tháp Xá Lợi Phật) để thần thức của người thân gần gủi với Đức Phật và có cơ hội nghe kinh kệ.

 

 

 

Phiá bên phải của Đại Hùng Bảo Điện là một cây Bồ đề đúc bằng bê tông, dưới gốc cây là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền, hai bên có bảo hộ là Long Vương và Hộ pháp. Phong cảnh này diễn tả sự Đại Giác ngộ của Đức Phật sau 49 ngày liên tục thiền định. Tượng được khắc bằng thạch cao trộn với sữa, do một điêu khắc gia tại Sydney thực hiện.

 

 

Hai bên cửa vào Đại Hùng Bảo Điện có tượng hai con rồng, do một điêu khắc gia sinh trưởng ở Việt nam thiết kế và thực hiện. Rồng biểu tượng cho truyền thống của tổ tiên Việt nam theo huyền thoại cha mẹ là dòng giống rồng tiên. Rồng là loài vật đẹp và mạnh mẽ, chúng có thể sống ở trong nước, dưới mặt đất hay ở trên không trung, vì thế chúng được coi trọng do sức thần diệu và vẻ đẹp. 

 

 

 

Tháp thờ Xá Lợi của Phật Thích Ca Mâu Ni cao 30 mét và có bảy tầng. Tượng phật Thích Ca lúc nhập niết bàn và xá lợi Phật được tôn thờ ở tầng cao nhất. Tro cốt của người quá vãng thờ ở các tầng thấp hơn. Tượng Bồ Tát Địa Tạng - cao 2.5 mét – tôn trí ở tầng trệt. Tháp của chùa Phước Huệ có 12 cột trụ. Bốn cột chính tượng trưng cho Tứ Diệu Đế, 8 cột nhỏ tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Bảy tầng của tháp tượng trưng cho năng lực tâm linh vô biên của Đức Phật như khi đản sanh Ngài đã bước đi trên 7 đóa sen. Trong cảnh giới toàn hảo của Đức Phật A Di Đà có 7 ban công, 7 lưới, 7 hàng cây và toàn cảnh được trang hoàng bằng 7 loại châu báu. Con số 7 tượng trưng cho hợp thành nhất thể của vạn vật và vũ trụ. Trên đỉnh của tháp là tiêu điểm, tượng trưng cho Nhất thể tính của Phật giáo.

 

 

 

 

 

 Tượng Phật Di Lạc ngồi, với nụ cười tươi. Tượng cao 3 mét, được tôn thờ ở sân trước của tháp. Có năm em bé trai leo trèo trên khắp thân tượng. Chúng tượng trưng cho năm căn của thân người - mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Căn thứ sáu là ý, vì không nhìn thấy được nên không có biểu hiện ở đây. Theo ý nghĩa thông thường, tượng Phật Di Lạc mập, cười  tươi với cái bụng to tượng trưng cho An lạc, Khoan dung và Từ bi. Có nghĩa là Phật Di Lạc hoan hỉ nhận lấy tất cả những gì phát sinh từ tác động của sáu căn. Phía sau tượng là cây Bồ Đề. Cây này đã được trồng từ hạt giống của cây ở chùa Mahindarama, thuộc vùng Penang, Mã Lai Á chiết từ cội Bồ Đề mà cách đây hơn 25 thế kỷ Đức Phật đã thành tựu Giác ngộ viên mãn.

 

 

Back to top

 

Phước Huệ Temple
Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org