CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.

Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999

PHẦN 3
NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

MỘT QUÁN ĐẢNH NHẬP MÔN 
HERUKA VAJRASATTVA

Yêu cầu cơ bản để được thực hành Kim Cương thừa, như phương pháp yoga tịnh hóa của Heruka Vajrasattva, là sự hiểu biết thấu đáo ba khía cạnh tối quan trọng của con đường đưa tới giác ngộ : đó là sự buông bỏ, phát Bồ đề tâm và một cái nhìn đúng – tức tánh Không. Tôi chắc chắn các bạn có được sự hiểu biết thỏa đáng về ba vấn đề này, nhưng từng ngày, từng năm các bạn nên liên tục nỗ lực thâm nhập các vấn đề đó.
Cũng có nhiều phương diện để tịnh hóa như lạy, tụng kinh, hay thực hành phương pháp yoga của các vị hóa thần bổn tôn khác. Nhưng có lẽ phương pháp Heruka Vajrasattva là phương pháp mãnh liệt nhất. Đây đích thị là cách chúng ta cần. Và trong khi truyền thống

MỤC LỤC

  • PHẦN 1: BÌNH GIẢNG CHÍNH
  • PHẦN 2: NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ ẨN TU
  • PHẦN 3: NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

    1. Không có điều bất thiện nào không thể tịnh hóa hoàn toàn  
    2. Một quán đảnh nhập môn Heruka Vajrasattva  
    3. Bài giảng tóm lược về sadhana Vajrasattva  
      . Sadhana  
      . Câu hỏi và trả lời  
      . Việc ẩn tu  
      . Lễ Puja bằng lửa 
       
    4. Sự thực hành Vajrasattva và Tantra Yoga Tối Thượng
    5. Những phẩm tính của Vajrasattva vốn có sẵn ở trong chúng ta 
    6. Hành động là tất cả 

    Geluk của Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh sự quan trọng lớn lao của việc tịnh hóa, thì chúng ta cần nhiều hơn thế nữa. Chúng ta phải phối hợp các hoạt động khác – như nghiên cứu các giáo phái của con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ và giúp đỡ các người khác – vào việc thực hành thiền định tịnh hóa của phương pháp yoga. Vài người dường như nghĩ rằng chỉ việc thực hành thiền định này là đủ, nhưng họ lầm. Chúng ta phải áp dụng cách trung đạo để các việc tu hành cân bằng, hỗ trợ. Các người học đạo cũ đã qua ba tháng ẩn tu theo Vajrasattva thực sự đã biết phương pháp tịnh hóa thâm mật như thế nào. Các người học mới sẽ tìm thấy sự việc đó. Dĩ nhiên không phải dễ dàng nhưng thực sự xứng đáng để cố gắng đương đầu vượt qua các khó khăn.

    Giờ đây cùng với việc trao quán đảnh cho các bạn tham dự ẩn tu, tôi sắp thêm vào một điều kiện nữa. Căn cứ vào kinh nghiệm mà tôi đã để ý quan sát các người học đạo qua nhiều năm, tôi đi đến kết luận rằng, ẩn tu theo nhóm rất tốt cho bạn hơn là ẩn tu một mình. Trong mức độ nhất định thì kết luận này đã thấy rõ ràng. Tất cả chúng ta có một mức độ trí huệ hiểu biết nhất định – đừng nghĩ rằng hiểu biết là lãnh vực riêng của các lama Tây Tạng. Trong từng mỗi người chúng ta một số khía cạnh hiểu biết phát triển tốt hơn một số khía cạnh khác nên khi chúng ta hợp thành nhóm, trí huệ chúng ta được tập hợp lại sẽ tạo nên một sự tích lũy sâu sắc mà chúng ta có thể chia xẻ cho nhau.

    Chẳng hạn vào một ngày nào đó, bạn có thể cảm thấy rất lành mạnh còn tôi thì bị ngập chìm trong mớ ảo tưởng mê lầm. Tôi đến nói với bạn : “Tôi đang bị mê muội, tôi phải làm gì đây ?” Bạn sẽ cho tôi câu trả lời. Đây là ý nghĩa Tăng đoàn. Ví dụ bạn đang gặp khó khăn, bạn trình bày điều mà bạn cảm thấy cho người cùng tu, họ sẽ giúp bạn trí huệ, sức mạnh và giải pháp đối với trở ngại bạn đang có. Đó là lý do tôi thêm vào điều kiện là nên tu theo nhóm. Tôi hy vọng bạn sẽ hiểu. Ở đây không phải là chuyện quyền hành : “Đây là việc quán đảnh của tôi, các anh phải làm theo cách của tôi !” Nhất định là không. Tôi chỉ muốn kinh nghiệm này đem lại lợi lạc cho bạn càng nhiều càng tốt.

    Khi chúng ta tu tập Pháp, chúng ta nên hành động thiện xảo với sự hiểu biết. Việc ẩn tu theo Vajrasattva đã được giảng dạy cho sự lợi lạc tối đa của con người, cho nên bạn nên tu tập cho thỏa đáng. Nhưng như đã nói, tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn chỉ nên ẩn tu theo mức khả năng tốt nhất của bạn. Trong các bài hướng dẫn giảng dạy của tôi, tôi có hơi cứng rắn một ít, và sự thật thì nghiêm túc sẽ tốt hơn. Nhưng nếu bạn không thể thực hành chính xác y như tôi đề nghị thì bạn cũng đừng chán nản từ bỏ tất cả. Bạn không thể luôn luôn làm những gì bạn muốn bởi vì nó tùy thuộc vào mức độ riêng của mỗi người. Bạn hãy chấp nhận theo khả năng của mình và hãy bắt đầu ở mức độ đó. Hãy tự khích lệ mình : “Hôm nay có hơi khó, vì tôi không thể quán tưởng chính xác y như vị lama đề nghị. Nhưng rõ ràng tôi đang làm đúng : tôi đã không bỏ thời thiền nào, và tôi đã thiền định theo hết mức của tôi. Quả thực sự tập trung của tôi có hơi xao lãng.”

    Tôi biết các người Tây phương học đạo của tôi muốn thực hành một trăm phần trăm như tôi nói và đó là phẩm chất tốt đẹp. Làm việc hoàn chỉnh thì tốt. Nhưng bạn phải thực tế. Khi bạn gặp phải khó khăn, hãy chấp nhận nó. Được sáu mươi phần trăm thì tốt hơn là không có gì, còn tốt hơn là chạy quanh thế giới giống như một con thú hoang với tâm mê loạn. Hãy nghĩ rằng : “Tôi có thể không được toàn vẹn, nhưng tôi vẫn còn khôn ngoan hơn khi cố gắng trì chú với hết sức mình và đem năng lực mình đến cho các huynh đệ học Pháp.”

    Và nếu bạn không thể thiền định được như đã giảng giải thì bạn hãy phát sanh lòng trắc ẩn, thương xót. Hãy nhớ lại tâm trắc ẩn mà bạn cảm xót cho chính bản thân bạn khi bạn gặp thời điểm khó khăn và chuyển lòng trắc ẩn đó đến các chúng sanh hữu tình là mẹ của bạn. Rất là tốt nếu đang khi trì chú Vajrasattva mà bạn khóc vì thương xót những người khác. Rõ ràng như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn ngồi đó nghĩ ngợi như : “Tôi rất tệ, tôi xấu xa…” Thiền định với Bồ đề tâm trong khi trì chú Vajrasattva thì tốt. Bao lâu bạn có một phần của tâm bạn vẫn đang thấy được sự tỉnh táo quán sát thì như vậy việc trì chú là đúng. Thay vì thực hiện những sự quán tưởng phức tạp hơn, bạn có thể phát sanh lòng bi mẫn đối với chúng sanh. Tôi muốn những người mới học đạo nên nhận thấy rõ ràng minh bạch loại kỹ thuật thiện xảo này – hướng dẫn bất kỳ năng lực nào nổi lên vào kinh mạch đúng – là đáng nên làm.

    Những người nào đã ẩn tu, giờ có thể nhận lễ quán đảnh mà không phải ẩn tu lại. Đối với người mới, chẳng có sự du di nào ; bạn phải tham dự ẩn tu. Nhưng khi bạn tham dự ẩn tu, bất chấp những gì tôi đã nói, tôi thật sự không muốn bạn cho nó là thoải mái, pha trộn một ít sanh tử và niết bàn của bạn. Điều này không thể đưa đến hiệu quả được. Đợt ẩn tu của bạn phải là một hành trình niết bàn, giải thoát, trong sạch tinh khiết y như bạn có thể đạt tới được. Xu hướng của chúng ta ưa pha trộn các thứ – nhưng lúc này không phải để làm việc đó, được không ?

    Một điều làm cho đợt ẩn tu của bạn dễ dàng hơn là hãy hết sức tận tụy để tu tập thật tốt. Nếu bạn có phần nào chểnh mảng trong việc thực hành như : “Có lẽ tôi nên, có lẽ tôi chẳng nên” – hay nếu tâm của bạn bị xao động hoặc bạn đặt quá nhiều mong đợi thì rồi bạn sẽ thực sự mê muội. Bạn sẽ luôn cảm thấy như bạn thiếu cái gì : “Tại sao tôi đang ngồi đây ? Nếu phải chi tôi đang ở Melbourne thì tôi sẽ có một thời gian thích thú. Tại sao tôi phải ngồi lại đây ?” Các loại câu hỏi như vậy sẽ nổi lên. Tôi muốn bạn hết sức nhất tâm vào việc ẩn tu – dứt khoát rõ ràng và tận tụy. Rồi bạn sẽ thoải mái : chỉ mỗi việc được ngồi trên cái nệm lót để thiền định bạn cũng nhận được một kinh nghiệm hỷ lạc. Và nếu những ý niệm mê tín lung lạc, gây rối bạn thì bạn hãy nhớ lại các kỹ thuật để giải quyết chúng như sự thiền định hít thở có dạng cái bình như được giảng giải trong phần giảng giải. Hãy thực hiện cách thiền hít thở đó và khi tâm bạn được điềm tĩnh trở lại, hãy trở lại những gì bạn đang làm.

    Tôi cũng đưa ra thêm một nhận xét về việc trì chú đối với những gì tôi đã nói trong phần giảng giải chính, mặc dầu tôi chẳng nên khẳng định một cách công khai trong trường hợp bạn bắt đầu phân biệt lý lẽ. Tuy nhiên, nếu sau vài tháng ẩn tu bạn thấy được rằng bạn có sự tập trung nhất tâm rất tốt và theo kinh nghiệm, bạn biết rất chính xác bạn đã trì bao nhiêu chú trong một thời thiền thì bạn có thể trì chú thầm, không dùng xâu chuỗi nữa. Nhưng trước khi làm điều này. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã đạt được mức độ tinh tấn đó và đừng để cho tâm phân biệt lý lẽ đó nó lừa bạn.

    Các người học đạo đã ẩn tu rồi và đã trì đủ số mật chú thệ nguyện nhưng giờ muốn ẩn tu trở lại thì có thể ẩn tu một mình, không tham dự vào nhóm. Họ cũng có thể đọc thầm chú trong miệng hay thậm chí có thể tập trung thiền định mà không (trì) tụng. Sau khi đã tu hành qua suốt sadhana và bạn trở thành Vajrasattva, bạn tập trung vào chủng tự HUM màu xanh ở tim bạn và tập trung vào một mình chủng tự đó thôi. Bạn có thể hoàn chỉnh đến mức đó bằng cách ban đầu đọc chú ra lời, sau đó đi vào sâu hơn, sâu hơn nữa đến mức đọc chú bằng tâm và cuối cùng không đọc bằng tâm nữa nhưng chỉ tập trung nhất tâm vào chủng tự HUM. Điều này sẽ rất có lợi lạc.

    Giờ đây trước khi tôi ban lễ quán đảnh, tôi sắp cử hành một nghi lễ để tịnh hóa các chướng ngại. Các chướng ngại này là những biểu hiện không hình tướng, rất vi tế của năng lực cái “tôi”, chúng ngăn không cho chúng ta thọ lãnh sự quán đảnh trọn vẹn, chúng phải được xua tan trước khi chúng ta tiến hành quán đảnh. Chúng ta chuyển hóa năng lực cái “tôi” này thành ra một dạng hình tướng phẫn nộ và quán tưởng ngài lama Heruka Vajrasattva xua đuổi nó đi mất, ra khỏi hệ thống quỹ đạo mặt trời nơi mà nó không bao giờ có thể trở lại được. Do đó, trong khi tôi cử hành nghi lễ, các bạn quán tưởng như vậy đấy.

     

    Back

     

    Phước Huệ Temple
    Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
    Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org