CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.

Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999

PHẦN 2
NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ ẨN TU

THÊM MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ SỰ ẨN TU

Giữa các thời thiền

Đối với những hành giả ẩn tu nghiêm túc, thời gian giải lao ngắn giữa các thời thiền đích thực cũng quan trọng như thời gian trong thiền. Thực ra thời gian nghỉ giải lao phải nên coi là một thời thiền. Bạn đặt rất nhiều nỗ lực trong việc tạo nên một hoàn cảnh xung quanh tốt đẹp trong phòng thiền và bạn phát triển tâm thức trong suốt thời thiền ; bạn hãy bảo đảm rằng vào thời gian nghỉ giữa hai thời thiền, bạn không phá hủy mọi điều mà bạn đã có được. Trong khi thiền bạn đã có sự tập trung tâm rất tốt và bạn cảm thấy hỷ lạc, nhưng khi bạn đứng dậy ra ngoài bạn trở nên không tỉnh táo và trở lại kiểu tâm mê muội như lúc thường, giống như có người đi bộ dọc theo bãi biển có cát, ông ta cố gắng khỏa bằng dấu chân trong khi đi, trong khi đó lại đồng thời tạo ra những dấu chân khác trong suốt đường đi. Bởi thế, anh đừng cảm thấy thời gian thiền là thiên đường còn thời gian nghỉ là địa ngục. Trong suốt thời thiền, trong khi bạn chú tâm rất tốt vào vị bổn tôn nên những ý nghĩ thuộc thế gian không thể xâm nhập được, do đó trong

MỤC LỤC

  • PHẦN 1: BÌNH GIẢNG CHÍNH

  • PHẦN 2: NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ ẨN TU

    1. CHUẨN BỊ SẴN SÀNG CHO VIỆC ẨN TU
      . Các tiêu chuẩn đáp ứng với việc ẩn tu  
      . Ẩn tu ở đâu ?  
      . Khi nào bắt đầu ẩn tu  

      . Một số chuẩn bị chung  
      . Bạn ăn gì  
      . Dọn dẹp sạch sẽ nơi ẩn tu 
       
      . Chỗ ngồi thiền định 
      . Xâu chuỗi  
      . Xếp đặt bàn thờ  

    2. CÁC THỜI THIỀN ĐỊNH
      . Lịch trình hàng ngày  
      . Ngay trước khi thiền  

      . Bắt đầu thời thiền  
      . Nói chung về các thời thiền  
      . Sadhana  

      . Trì chú  
      . Hoàn tất thời thiền 

    3. THÊM MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ SỰ ẨN TU
      . Giữa các thời thiền  
      . Sự ẩn tu nói chung  
      . Ẩn tu theo nhóm  
      . Kết luận

    thời gian thiền định tâm của bạn giải thoát được những vọng niệm thế tục đó. Nên bạn phải duy trì sự tỉnh thức tập trung đó sau khi thiền. Bằng cách này bạn có thể loại bỏ toàn bộ tâm luân hồi sanh tử của bạn. Cái thói quen cũ vẫn ở đó chờ cơ hội để nổi lên, nên bạn phải chú ý đừng có nhượng bộ chúng.

    Thời giải lao nên kéo dài ít nhất mười lăm phút sao cho bạn có cơ hội cử động thể dục, đi bộ, duỗi chân, thư giãn cái lưng. Tuy nhiên đừng có thư giãn sự tỉnh giác êm dịu, cố giữ cho tâm của bạn ổn định và bằng phẳng ở mức độ mà bạn đạt được trong thời thiền. Việc duy trì như vậy tương đối dễ trong lúc giải lao ngắn nhưng sẽ rất khó trong những lúc nghỉ giải lao dài – như thời gian ăn cơm trưa và ban đêm. Cho nên bạn phải lợi dụng cơ hội các lúc nghỉ ngắn để thực hành loại “thiền định lúc nghỉ giải lao” này.

    Như tôi đã nói ở trước, vào cuối thời thiền, Heruka Vajrasattva tan biến vào trong bạn, bạn trở nên là “một” với ngài, và trước khi bạn đứng lên, rời phòng, bạn nên ngồi lại một chốc lát để thiền định về sự hợp nhất phúc lạc này, thân khẩu ý của bạn làm thành một với thân khẩu ý thiêng liêng của Heruka Vajrasattva. Bạn phải nên có hình tướng rõ ràng của bản thân bạn như vị bổn tôn và sự kiêu hãnh thiêng liêng được là chính Vajrasattva. Điều này là sự tập trung mà bạn phải duy trì giữa hai thời thiền. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng : “Tôi như vậy như vậy, như thế như thế, chỗ này chỗ nọ” như cái “tôi” của bạn thường có thói quen phóng chiếu. Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ như vậy thì các chuyện rắc rối bắt đầu. Nếu bạn không thể duy trì ý nghĩ : “Tôi là Heruka Vajrasattva” thì ít nhất bạn cũng nên nghĩ rằng : “Tôi phải đạt được trạng thái thiêng liêng của Heruka Vajrasattva càng nhanh càng tốt chỉ vì một mục đích duy nhất là giác ngộ tất cả chúng sanh hữu tình.”

    Suốt kỳ nhập thất bạn nên cảm thấy rất may mắn có cơ hội tu tập phương pháp yoga Kim Cương thừa tối thượng này và biến sáu ba la mật siêu việt (lục độ) thành hiện thực vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Hãy hoan hỷ nhận thức rằng đây là lần đầu tiên trong đời, bạn đang làm một việc có ý nghĩa thực sự. Nếu bạn phân tích một cách chân thật cuộc đời bạn, bạn sẽ thấy rằng đa số thời gian của cuộc sống đã trôi qua trong nỗ lực thỏa mãn tâm tham lam, giả dối của bạn với các đối tượng huyễn hóa của các giác quan. Các vọng tưởng nhị nguyên của bạn chưa bao giờ để yên cho bạn được một thời khắc không gian nhỏ để bạn tu tập trí huệ.

    Từ lúc thức dậy buổi sáng, ham muốn thưởng thức một ly cà phê, hay nhiều thứ khác để thỏa mãn các khẩu vị cảm giác, cho đến khi đi ngủ, cũng ham muốn dục lạc mê muội, như vậy trong suốt một ngày đêm bạn đã làm toàn là những việc mà động cơ chính là sự tham lam bám víu mê muội. Thiếu tỉnh giác, bạn thọ hưởng vài thứ dục lạc nhỏ nhoi mà bạn tìm được rồi bạn tin rằng những đối tượng huyễn hóa của tâm nhị nguyên của bạn cũng như những phóng chiếu của các thức hư dối của bạn là chính thực tại. Không có lấy một giây phút nào bạn để cho trí huệ của bạn làm việc. Đó, như vậy đó, cuộc đời bạn trôi lăn cho đến khi chấm dứt trong khốn khổ.

    Giờ đây, bạn có cơ hội may mắn để làm được một điều gì cho tất cả cuộc đời này, đó chính là mệnh lệnh rằng bạn không được lãng phí một giây phút nào nữa. Do đó, bạn phải duy trì sự tỉnh thức suốt trong ngày đêm, chứ không chỉ trong thời thiền mà thôi. Nếu bạn cho rằng thời gian trong thời thiền là Pháp và thời gian bạn ăn uống là lúc bạn đang ở trong vòng sanh tử, vậy là bạn hiểu sai. Điều làm cho pháp yoga Kim Cương thừa rất mãnh liệt chính là điều nó làm cho hành giả không có lấy thời gian ở trong luân hồi sanh tử. Không có cách nào để một hành giả Kim Cương thừa thực hành đúng pháp mà có thể nói, lúc này “Tôi đang tu tập Pháp,” lúc khác lại nói “Ô ! hành động của tôi thuộc về luân hồi sanh tử.” Kim Cương thừa có đủ mọi phương pháp cần thiết để chuyển đổi bất kỳ một nghiệp nhỏ nhoi nào cũng thành ra trí huệ Pháp.

    Nếu bạn tin rằng thiền định là Pháp còn ăn, uống, đi mua sắm… là việc luân hồi sanh tử, thì như vậy bạn sẽ không bao giờ đạt tới giải thoát. Vì số thời gian bạn dành cho thiền định – điều mà bạn tin là Pháp – con đường đi tới giải thoát – sẽ quá ít ỏi nếu so với số thời gian còn lại trong ngày. Nhưng nếu bạn thiện xảo trong việc áp dụng trí huệ và phương tiện thì mọi điều bạn làm, kể cả những việc mà bạn cho là trần tục cũng có thể trở thành con đường đưa tới giác ngộ. Do đó, toàn bộ cuộc sống của bạn trở thành yoga Kim Cương thừa và sẽ không có chỗ cho sanh tử. Và một khi bạn chấm dứt được tâm sanh tử khỏi tác động thì làm sao bạn không thể nhanh chóng đạt được sự giải thoát hoàn toàn ?

    Trong thừa Ba la mật đa, ước muốn được coi là xấu. Giới Vinaya quy định : “Bạn không được làm việc này, bạn không được chạm đến cái kia.” Đôi khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể có được ngay cả một giọt nước. Các phương pháp mãnh liệt của yoga Kim Cương thừa lấy sự tham muốn làm một trong những nguồn lực để đạt tới giác ngộ nhanh chóng. Bạn chuyển hóa bất kỳ dục lạc nào bạn có thành ra các thể nghiệm của trí huệ phúc lạc của bổn tôn. Bạn không nên cảm thấy tội lỗi vì bạn đang hưởng thụ những thứ bạn có hay bởi vì những người khác không có. Điều đó chẳng giúp được ai.

    Hãy hưởng thọ những gì bạn làm với niềm hỷ lạc. Khi bạn ăn hay uống, hãy chú nguyện thức ăn, thức uống bằng câu thần chú OM AH HUM, bằng cách đó, bạn chuyển hóa thức ăn đồ uống thành ra bản tánh của thân, khẩu, ý thiêng liêng của Heruka Vajrasattva và dâng nó đến bản thân bạn đã được đồng hóa như là bổn tôn. Hãy cảm thấy năng lực phúc lạc của những chất đã được chú nguyện lan tỏa toàn bộ hệ thần kinh của bạn. Nếu bạn làm điều này với trí huệ, nó có thể nhanh chóng giúp đem đến cho bạn những chứng ngộ về phúc lạc siêu việt. Nhưng nếu bạn ăn, uống chỉ với ham muốn và thể hiện kinh nghiệm trong kiểu cách thông thường thì bạn chỉ có được một kinh nghiệm rất trói buộc, rất sanh tử. Tất cả việc đó đều tùy thuộc vào tâm của bạn. Khi bạn đi ngủ, bạn đừng để cho phóng chiếu về chính bạn của cái “tôi” nổi lên, nhưng hãy ngủ với cảm giác hợp nhất rất hỷ lạc với Heruka Vajrasattva. Khi bạn rửa mặt, hãy tự quán tưởng mình như là Vajrasattva và nghĩ rằng : “Thân thiêng liêng của Heruka Vajrasattva hoàn toàn không có một chút nhiễm ô nào cả, nhưng tôi đang rửa để tịnh hóa tâm nhị nguyên của tôi.”

    Cái nhìn thường ngày về bản thân mình của bạn được phóng chiếu bởi cái “tôi” của bạn. Thay vì vậy, giữa các thời thiền bạn phải tự nhận ra mình như là sự biểu lộ của Heruka Vajrasattva – trí huệ siêu việt phúc lạc. Như thế, bất cứ cái gì bạn thấy biết đều là cái thấy của tâm bất nhị này và ở trong bản tánh bất nhị. Trong cảnh giới bất nhị này, toàn bộ thế giới diễn qua. Bạn cảm thấy rằng nó giống như một màn trình diễn trên ti vi. Thế giới không còn có vẻ bề ngoài cụ thể như thường lệ và do đó không thể quấy phiền bạn nữa. Nó giống như một cơn mơ, một ảo ảnh. Do vậy, bạn nên khẳng định bất cứ cái gì xuất hiện trước các giác quan của bạn cũng đều không có thực, ngược với điều mà trước đây bạn luôn tin tưởng. Bất cứ khi nào bạn thấy những thứ gì khác bạn nên coi chúng không phải ở trong hình thức thông thường mà là sắc thân Heruka Vajrasattva và bạn cư xử chúng với sự kính trọng tối đa.

     

    Back

     

    Phước Huệ Temple
    Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
    Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org