CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.

Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999

PHẦN 1
BÌNH GIẢNG CHÍNH

QUY Y

Từ trước đến nay, tôi đã nói đến lý do tại sao chúng ta cần tịnh hóa và xúc tiến việc đó như thế nào. Tôi cũng đã nhấn mạnh rằng chúng ta không có khả năng chấm dứt một cách liên tục việc tạo ra những hành vi bất thiện thuộc thân, khẩu, ý bởi vì chúng ta chưa hiểu được nguyên nhân nội tại, đó là luật của nghiệp.

Có một sự khác biệt lớn lao sự nhận thức về nghiệp giữa một bên là sự hiểu biết thuần lý trí và bên kia là dựa trên kinh nghiệm sống mà họ trải qua. Một vài người lắng nghe giáo lý, có thể hiểu rất hoàn chỉnh ngôn từ của những lời giảng về nghiệp quả và bề ngoài, có thể tin rằng “Điều ấy chăc chắn có thật bởi vì vị Lama của tôi đã nói như vậy.” Nhưng vì họ không nhận biết bằng chính kinh nghiệm của mình nên họ thất bại khi sự hiểu biết được thử thách, trắc nghiệm. Họ không có được cách giải quyết khi đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng. Họ thỏa mãn với khả năng có thể nói chuyện bàn luận về nghiệp quả, như thể khả năng trao

MỤC LỤC

PHẦN 1: BÌNH GIẢNG CHÍNH

  1. Tại sao và như thế nào chúng ta phải tịnh hóa
    . Bốn sức mạnh đối trị
    . Nghiệp   
  2. Quy y 
    . Quy y và phát Bồ đề tâm  
    . Quán tưởng đối tượng quy y  
    . Ba phương pháp quy y  
  3. QUY Y BÊN TRONG VÀ THIỀN ĐỊNH VỀ TÁNH KHÔNG
    . Sự thấu hiểu về tánh Không  
    . Phát Bồ đề tâm  
    . Thiền định “cái bình” : Bài tập thở chín vòng  
  4. PHƯƠNG PHÁP YOGA THỰC SỰ
    . Quán tưởng ban đầu  
    . Cúng dường Heruka Vajrasattva  
    . Quán đảnh nhập môn  
    . Cúng dường và ca tụng Heruka Vajrasattva
  5. Sự tịnh hóa 
    . Trì chú  

  6. Những thực hành kết thúc 

đổi bằng lời với cha mẹ, bạn bè về nghiệp như vậy là đủ cho họ, nhưng họ lại không thể làm được những gì họ đã nói bởi vì họ chưa hề thực hành.

Nhưng một số người khác không thỏa mãn chỉ với sự hiểu biết bằng lý trí, họ mong hiểu biết hơn nữa thông qua việc thực hành những gì họ được dạy. Họ không thể có khả năng trình bày những bài thuyết giảng sâu rộng về nghiệp, nhưng bởi vì họ lúc nào cũng quan tâm, biết ý thức đến tất cả các hành vi của họ, nên họ nếm được đích thị mùi vị của Pháp. Một kinh nghiệm rất thật y như vị ngọt của mật ong trên đầu lưỡi của bạn. Và khi nào có những vấn đề, những trở ngại phát sanh thì những người tu tập như trên sẽ biết cách ứng dụng kinh nghiệm để tìm ra giải pháp cho những trở ngại đó. Bạn phải thấy rõ ràng về điều đó. Rất là nguy hiểm một khi bạn chỉ thỏa mãn với sự hiểu biết Pháp chỉ bằng lý trí và bạn không chịu thực hành. Nếu như vậy thì không giúp gì được cho bạn.

Rất nhiều giáo sư, học giả Đông phương, Tây phương công nhận là họ không tu tập. Họ có thể phát biểu rất nhiều về tất cả mọi lãnh vực triết lý Phật giáo. Nếu bạn hỏi họ một vấn đề, họ có thể trả lời được. Nhưng lời giải thích của họ cũng giống như lời giải thích của hướng dẫn viên du lịch, rất là phiến diện. Khi một hành giả nhiều kinh nghiệm nói chuyện với bạn, lời giải thích của ông ta có một năng lực ban phước. Ông ta có thể nói y như câu chuyện mà các học giả trình bày, nhưng cái cách ông ta diễn đạt làm xúc động tâm can của bạn. Lời nói của những người chưa có kinh qua y như ngọn gió thoảng rì rào bên tai bạn.

Nếu bạn thấu hiểu về nhân quả thông qua kinh nghiệm riêng của bạn thì bạn không còn cách nào dám cẩu thả trong hành vi của bạn. Có những người mặc dù với sự thấu hiểu thuần lý trí, có thể phát biểu trước một diễn đàn rất đông khán giả, nhưng chính họ thực sự không tin tưởng vào những gì họ đang nói bởi vì họ chưa nếm được vị mật ngọt của những gì họ biết. Họ không sống theo phạm trù tâm linh đạo đức mà họ phát biểu thảo luận. Cá nhân tôi thấy điều ấy rất đau lòng. Khi được hỏi một câu hỏi thực tế rằng nghiệp quả tiến triển như thế nào, các học giả chỉ có thể trả lời bằng cách trích dẫn từ một quyển sách, một đoạn kinh mà họ đã đọc. Bởi vì họ không trải qua kinh nghiệm, nên họ không thể giải thích rõ ràng xúc tích về những vấn đề như : làm sao quán sát tuân thủ nghiệp, cái gì cần làm trong thực hành, và bằng cách nào để việc quán sát tuân thủ nghiệp có thể dẫn dắt tâm bạn vào trong hướng tích cực, hướng thiện. Một số câu hỏi có tính cách thực hành sẽ vượt quá khuôn khổ triết học về nghiệp quả của các học giả đó, và do vậy họ không thể liên hệ được với những câu hỏi như vậy. Và tất cả những gì họ có thể nói là rằng : “Ô ! Bạn không thể hỏi câu hỏi như vậy. Đạo Phật không giải quyết việc đó.” Đó không phải là cách trả lời.

Tôi chắc chắn rằng đa số các bạn thấu hiểu rất rõ ràng bằng cách nào mà các hành vi bất thiện của thân, khẩu, ý cứ tái đi tái lại trong đời sống và mang đến những hậu quả khổ đau, vô minh, và càng thêm bất thiện hơn nữa. Trong tâm thức các bạn cũng chưa nổi lên câu hỏi về bản chất sự thật của vấn đề này. Hẳn các bạn có thể giải thích điều này rõ hơn tôi nhiều. Khi bạn nghe tôi nói tiếng Anh không trôi chảy, bạn có thể tự nghĩ rằng : “Ông ấy nói kiểu tiếng Anh gì vậy ? Nếu phải chi ông ta để tôi nói, tôi có thể diễn đạt tốt hơn.” Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng tại sao bạn không thể ngưng ngay các thói quen tiêu cực bất thiện ? Sự hiểu biết chỉ bằng lý thuyết không thôi thì không đủ.

Có rất nhiều Phật tử tuy ít học hành nhưng nhờ vào sự tu tập nghiêm mật trong phạm vi thực hành mà đã có được chứng ngộ tâm linh rất cao. Nhưng có những học giả có thể giảng thuyết tràng giang đại hải nhưng chẳng đạt tới chứng ngộ nào cả. Bởi thế, tôi khuyên các bạn hãy thận trọng. Khi bạn nói về giáo lý, điều quan trọng không phải là cái bạn nói tới – tức là giáo lý – nhưng chính sự quan trọng là bằng cách nào bạn đã có được sự hiểu biết của bạn. Lời nói của bạn phải chứa đựng sự rung động truyền cảm đặc biệt từ kinh nghiệm riêng của mình, nó cũng chuyển tải được năng lực rung động đó đến người nghe.

Ở Tây Tạng, với các vị lama đã chứng ngộ và có thiện xảo, khi họ thuyết giáo về con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ, họ thường không nhấn mạnh nhiều về học thuyết giáo lý, nhưng họ thường hay nhấn mạnh đến các khía cạnh thực hành của giáo lý, thậm chí có khi họ yêu cầu môn sinh hãy thiền định trong khi họ giảng dạy. Do kết quả đó, một số môn sinh đã có chứng ngộ ngay trong khóa học. Vào cuối khóa học hai mươi ngày họ hiểu thấu trọn vẹn con đường (giải thoát) từ đầu đến cuối, lòng tràn ngập năng lực họ muốn rời ngay tu viện đến các hang động trong núi để nhập thất thiền định miên mật. Ngược lại, các học giả có thể dạy cho bạn cùng đề tài như vậy trong hai mươi năm mà chẳng hề rung động được tâm can bạn.

Tôi cũng đã chứng kiến những người Tây phương được kích thích mạnh bởi những bài thuyết giảng lam-rim đến nỗi họ quá muốn đi vội vào trong núi (nhập thất). Tuy nhiên nếu tiếp tục thực hành tu tập thêm nhiều năm nữa sẽ là cách tịnh hóa mạnh mẽ các hành vi bất thiện tốt hơn nhiều cho các bạn, hơn là việc nhập thất để có những cơn bộc phát thiền định mang tính chất cảm tính, ở nơi ẩn cư đơn độc.

Do vậy khi bạn quy y, phát Bồ đề tâm thì không nên có kẻ hở nhiều giữa sự quy y, phát Bồ đề tâm với bản tâm của bạn. Nếu quy y và phát Bồ đề tâm không nhập một với tâm bạn thì các việc đó không thể tịnh hóa được các hành vi bất thiện mà chúng ta đã thảo luận ở trước. Khi bạn quy y, tâm bạn phải nhập một với quy y, khi bạn phát Bồ đề tâm, tâm bạn phải trở thành Bồ đề tâm. Nhất định không phải cái kiểu cách rằng bạn ngồi xuống “đây” trên bồ đoàn, mà lại đang làm một việc nào đó ở ngoài “kia” đằng trước mặt bạn, theo kiểu nhị nguyên. Tâm của bạn phải trở thành Pháp mà bạn tu tập. Việc này có thể làm được tuy khó, và cốt yếu là bạn tu tập để làm lợi cho tâm bạn. Người Tây phương không chỉ lắng nghe mà còn ưa hành động nên nhiều môn sinh trong khóa học về con đường đạo có thứ bậc đưa tới giác ngộ (lam-rim) diễn ra ở vùng Kopan của chúng tôi đã thu được những kinh nghiệm rất tích cực. Những môn sinh này rất chân thành, nhạy cảm và cởi mở với Thầy Zopa và tôi. Những gì họ nghe được từ lời giảng đã ảnh hưởng tốt đến tâm của họ. Nếu như có một tình huống giảng dạy mà người thầy y như một máy phát thanh (radio) và thính giả giống như các bức tường thì làm sao có lợi lạc gì được ? Thêm nữa người Tây phương vốn dĩ có tính hoài nghi, họ chỉ công nhận những gì họ nghe và hiểu được ; chính nhờ bản tính này làm cho họ hội đủ phẩm chất tốt đẹp để lắng nghe giáo lý Đại thừa. Tôi rất ưng ý khi họ nói : “Thầy nói như vậy. Tôi không chấp nhận cách nói đó.” Ví dụ như, chúng tôi cảm thấy rằng những ai phát sanh lòng ngưỡng mộ vị thầy chỉ vì dựa trên một lòng tin mang tính chất cảm tính thay vì dựa trên trí huệ thấu biết, thì những người đó không hội đủ phẩm chất thỏa đáng để nghe giáo lý.

 

Back

 

Phước Huệ Temple
Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org